Mắt loạn là một trong những tật khúc xạ phổ biến nhất hiện nay. Người có mắt bị loạn thường có các triệu chứng như nhìn mờ, nhòe, nhìn song thị, khiến họ gặp nhiều khó khăn trong công việc và học tập hàng ngày. Cùng tìm hiểu xem loạn thị là gì và có những cách nào chữa chứng bệnh nào an toàn hiện nay.
Loạn thị là gì?
Loạn thị là một tình trạng tật khúc xạ thông thường gây ra thị lực mờ. Bệnh xảy ra khi giác mạc có hình dạng không đều hoặc đôi khi vì độ cong của thủy tinh thể bên trong mắt.
Một khi giác mạc hoặc thủy tinh thể có hình dạng không đều sẽ ngăn không cho ánh sáng tập trung chính xác vào võng mạc, do đó, khiến tầm nhìn bị ảnh hưởng.
Mắt loạn thường xảy ra cùng các tật khúc xạ khác như cận thị và viễn thị. Nguyên nhân cụ thể của chứng mắt loạn không rõ, có thể là di truyền. Mắt loạn có thể giảm hoặc tăng theo thời gian.
Phân biệt mắt loạn thị với mắt cận thị như thế nào?
- Cận thị có thể nhìn rõ khi gần nhưng bị mờ khi nhìn xa. Mắt loạn dù nhìn gần hay xa thì hình ảnh đều bị nhòe, không rõ ràng.
- Người bị cận thị phải mang kính điều chỉnh lõm, có tác dụng điều chỉnh khúc xạ ánh sáng về võng mạc giúp người bệnh nhìn xa. Trong khi đó, người mắt loạn phải đeo kính hội tụ để điều chỉnh các tia hình ảnh hội tụ về đúng võng mạc.
- Cận thị tiến triển nặng lên theo thời gian nếu không được điều chỉnh, chăm sóc cẩn thị. Ngược lại mắt loạn thường không bị nặng lên theo thời gian.
- Trường hợp mắt loạn thường ít phải thay số kính như cận thị.
Cận thị là gì và những biện pháp để bảo vệ đôi mắt của bạn?
Giác mạc của người bình thường và người bị loạn thị
Triệu chứng loạn thị được biểu hiện như thế nào?
Các dấu hiệu loạn thị có thể khác nhau ở mỗi người. Một số người không có bất kỳ triệu chứng nào:
- Nhìn mờ, méo mó hoặc mờ ở mọi khoảng cách
- Gặp khó khăn vào ban đêm
- Mỏi mắt – nheo mắt
- Nhức đầu
- Bạn cũng có thể nhận thấy sự biến dạng ở cả tầm nhìn gần và xa, tầm nhìn ngoại biên không rõ ràng, không có khả năng phân biệt hình dạng, các chi tiết nhất định và không nhìn thấy được một cách rõ ràng giữa các đường ngang và dọc.
Nguyên nhân loạn thị là gì?
- Tuổi tác là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mắt loạn. Thực tế, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn ở người trẻ.
- Mắt bị loạn là tình trạng phổ biến, thường là do bẩm sinh và có thể đi cùng với cận thị hoặc viễn thị.
- Độ cong của giác mạc và thủy tinh thể sẽ uốn cong ánh sáng đi vào mắt để hình ảnh tập trung chính xác vào võng mạc ở phía sau mắt. Trong mắt loạn, bề mặt giác mạc hoặc thủy tinh thể có độ cong khác nhau.
- Điều này khiến ánh sáng không thể tập trung đúng vào giác mạc. Ngoài ra, độ cong của thủy tinh thể bên trong mắt có thể thay đổi, dẫn đến tăng hoặc giảm độ loạn.
- Thay đổi này thường xảy ra ở tuổi trưởng thành và có thể dẫn trước sự phát triển của đục thủy tinh thể. Đôi khi chứng mắt loạn có thể phát triển sau khi bị thương mắt hoặc phẫu thuật mắt.
- Bị loạn có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào sự phối hợp của mắt loạn thị và cận thị, hoặc viễn thị: Loạn cận đơn thuần, loạn viễn đơn thuần, loạn cận kép, loạn viễn kép, mắt loạn hỗn hợp.
Bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin hữu ích :
6 “thói quen vàng” giúp cận thị không tăng độ
“Thực đơn” giúp người bị cận tăng thị lực nhanh chóng
Bài tập 1 phút cho mắt khỏe đẹp cả đời
Sai lầm khiến người cận thị tăng độ nhanh
Bệnh loạn thị có mấy dạng?
- Mắt loạn đều
- Mắt loạn cận
- Mắt loạn viễn
- Mắt loạn hỗn hợp
Có một tiêu tuyến ở trước võng mạc, tiêu tuyến còn lại ở phía sau. Nếu mắt loạn thuận, tiêu tuyến trước nằm ngang, tiêu tuyến sau nằm dọc. Người trẻ điều tiết để đưa tiêu tuyến dọc về trên võng mạc. Như vậy giống như vừa cận vừa loạn đơn thuận.
Kiểm tra loạn thị bằng cách nào?
Khi gặp những triệu chứng của tật cận loạn, người bệnh cần ngay lập tức đi khám tại chuyên khoa mắt, tránh trường hợp mắt loạn nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khiến công việc, học tập gặp nhiều khó khăn. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và chẩn đoán, từ đó có phương án xử lý, cách chữa loạn thị phù hợp nhất với từng ca bệnh.
Phương pháp đo thị lực
Đây là phương pháp sử dụng các bảng thị lực với nhiều hàng chữ cái, ký tự,… có kích thước nhỏ dần từ trên xuống dưới. Một số bảng thử thị lực được sử dụng nhiều nhất bao gồm
- Bảng Snellen: gồm các chữ cái trong bảng chữ cái, dành cho các bệnh nhân đã biết chữ.
- Bảng Landolt: đây là bảng chỉ gồm một kiểu chữ thử là một vòng tròn có khe hở ở 4 hướng: trái – phải – trên – dưới. Người bệnh chỉ cần đọc to phần mà vòng tròn bị hở
- Bảng chữ E: gồm các chữ E in hoa được in thẳng đứng – xoay ngang – xoay dọc,… người bệnh cũng chỉ cần đọc vị trí của chữ E in hoa trong khi kiểm tra thị lực.
Ngoài ra, trong các bước đo thị lực còn sử dụng kính lỗ để phân biệt nhanh tình trạng giảm thị lực do tật khúc xạ với tổn thương thủy tinh thể/ tổn thương đáy mắt.
Phương pháp đo khúc xạ
Đây là phương pháp chủ yếu để xác định các tật khúc xạ (cận thị, mắt bị loạn, viễn thị), gồm 2 bước: đo khúc xạ khách quan và đo khúc xạ chủ quan. Trong đó, đo khúc xạ khách quan gồm 2 phương pháp: soi bóng đồng tử và đo bằng máy đo. Trong chẩn đoán mắt loạn, đo khúc xạ khách quan cho kết quả chính xác hơn cả.
Phương pháp đo độ cong giác mạc
Bác sĩ sẽ sử dụng máy đo độ cong giác mạc, từ độ cong giác mạc đo được, bác sĩ sẽ kết luận loại tật khúc xạ mà bệnh nhân mắc phải. Nếu giác mạc cong quá nhiều hơn mức bình thường, đó là dấu hiệu của tật cận thị. Ngược lại, nếu giác mạc cong quá ít, nhiều khả năng mắt bị viễn thị.
Loạn thị có chữa được không?
Bạn có thể yên tâm vì mắt bị loạn thị có thể chữa được. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa mắt loạn, tùy theo tình trạng bệnh, độ nặng, tuổi tác,… mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân phương án phù hợp nhất
Sử dụng kính thuốc
Nhìn chung, hầu hết các tật khúc xạ nói chung và mắt loạn nói riêng đều có thể dùng kính loạn thị để điều chỉnh. Kính cho người mắt loạn sẽ giúp điều chỉnh hình ảnh rơi vào đúng võng mạc, giúp mắt nhìn rõ, vật thể không bị mờ hay nhiễu. Đây là phương pháp án toàn, đơn giản và dễ áp dụng nhất đối với người bị loạn thị.
Ngay cả với các triệu chứng nhẹ, tròng kính mắt có độ sẽ giúp cải thiện thị lực của bạn một cách đáng kể, hoặc giúp làm chậm ảnh hưởng của bệnh loạn thị. Tròng kính chính hãng có thể được thiết kế đặc biệt để đáp ứng với các hình dạng giác mạc bất thường gây ra tật loạn. Hãy trao đổi với chuyên viên khúc xạ của bạn để được tư vấn về các giải pháp đa dạng hiện có.
Phẫu thuật điều chỉnh tật khúc xạ
Loạn thị có mổ được không? Câu trả lời là có! Khi đủ 18 tuổi và tình trạng mắt loạn ổn định, bạn có thể cân nhắc đến phương án mổ mắt cận loạn. Nguyên lý của việc phẫu thuật điều chỉnh tật khúc xạ là lấy một phần mô giác mạc rồi biến phần mô này thành thấu kính, điều chỉnh giác mạc để hình ảnh rơi đúng vị trí như mắt người bình thường.
Có nhiều phương pháp phẫu thuật chữa mắt loạn, bao gồm mổ SBK LASIK (sử dụng dao vi phẫu), Femto LASIK và RELEX SMILE (sử dụng tia laser). Mỗi phương pháp lại có ưu nhược điểm riêng với từng ca bệnh, do đó trước khi quyết định phẫu thuật, cần đi thăm khám kỹ lưỡng để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Cách giảm độ loạn thị nhờ đeo kính áp tròng cứng (kính tiếp xúc Ortho-K)
Khác với kính áp tròng mềm (contact lens) đeo thay kính thuốc có gọng, đây là loại kính áp tròng cứng, được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân.
Orthokeratology customize – kính áp tròng cứng được đeo vào ban đêm khi người bệnh ngủ, giúp điều chỉnh hình dáng của giác mạc về đúng vị trí suốt một ngày sau đó mà không cần sử dụng thêm bất kỳ biện pháp gì. Lặp lại liên tục như vậy sẽ giúp mắt cải thiện tình trạng mắt loạn một cách rõ rệt.
Cách chữa loạn thị tại nhà
Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất, các loại vitamin tốt cho mắt như vitamin A, vitamin E, axit béo omega-3, kẽm,…
Bên cạnh đó cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt và học tập, làm việc hợp lý, sử dụng đèn bàn có cường độ ánh sáng phù hợp, tránh lạm dụng máy tính, điện thoại. Ánh sáng xanh trong các thiết bị di động có thể làm tình trạng mắt loạn trở nên nghiêm trọng hơn.
Nên mua kính thuốc dành riêng cho mắt loạn thị ở đâu?
Những ưu điểm khi khách hàng đến với Mắt Kính Tâm Đức:
- Trải nghiệm không gian mua sắm hoàn toàn khác biệt, kính được bày trí hợp lý để khách hàng thỏa sức lựa chọn.
- Nhân viên tư vấn luôn sẵn sàng để giúp bạn tìm được mẫu kính phù hợp với vóc dáng, khuôn mặt thay đổi hoàn toàn phong cách của bạn.
- Kỹ thuật viên với hơn 10 năm kinh nghiệm sẽ kiểm tra và tư vấn tận tình về trình trạng sức khỏe mắt của bạn hiện tại.
- Tất cả sản phẩm là sản phẩm chính hãng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và chất lượng, an toàn.
- Chính sách bảo hành các sản phẩm được công bố rõ ràng.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Mắt kính Tâm Đức – Mắt Khỏe Mắt Đẹp
- Store 1: 155 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Q. Tân Bình, TP.HCM
- Store 2: 199 Lê Đại Hành, P13, Quận 11, HCM
- Store 3: 1 Chương Dương, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức
- Store 4: 107 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Q. Bình Thạnh
- Store 5: 144B Phạm Viết Chánh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
Giờ làm việc: 9h-21h hằng ngày kể cả chủ nhật
Hotline: 0939 482 668 – 092 482 6668
Email: cskh@matkinhtamduc.com
Website: https://MatKinhTamDuc.com/
Facebook: https://www.facebook.com/MatKinhTamDuc/
Mắt loạn là một tật khúc xạ gây nhiều khó khăn trong cuộc sống, học tập cũng như công việc. Khi nhận thấy những dấu hiệu của loạn thị, cần nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Tại Mắt kính Tâm Đức, bạn sẽ được thăm khám, đo thị lực và kiểm tra khúc xạ để xác định được tình trạng mắt, từ đó có phương án cắt tròng kính phù hợp nhất. Tâm Đức có đầy đủ các loại tròng kính cao cấp, uy tín từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp,… có thể đặt riêng cho từng tình trạng bệnh, kể cả mắt loạn khá nặng.